7 lưu ý về chống thấm khi xây dựng nhà và sửa chữa cải tạo nhà cũ
Mục lục
Nhiều chủ nhà thường xuyên “than trời, trách đất” khi nhiều vị trí trong ngôi nhà của mình xuất hiện nhiều chỗ thấm dột, nhất là vào mùa mưa. Cứ hễ vị trí nào thấm dột thì lại chống thấm chỗ đó, đây là cách làm đang được nhiều chủ nhà áp dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, cách làm này chỉ mang tính tạm thời chưa thể giải quyết được triệt để vấn đề. Để tránh gặp phải tình trạng này, trước khi gia chủ nên lưu ý về việc chống thấm cho ngôi nhà của mình. Với bài viết hôm nay, xin gửi đến quý vị và các Bạn 7 lưu ý về chống thấm giúp căn nhà của Bạn luôn bền, đẹp và ưng ý hơn.
1. Đừng để mất bò mới lo làm chuồng – Đừng để nhà bị thấm mới đi làm chống thấm
Đa số hiện nay các chủ nhà đều đợi đến lúc ngôi nhà của mình xuất hiện thấm dột mới bắt đầu công việc chống thấm. Đây là một việc làm chỉ mang tính chấp vá, không thể khắc phục tận gốc và sẽ lặp đi lặp lại gây mất thời gian, công sức.
Để chống thấm tốt và triệt để nhất, gia chủ nên lưu tâm vấn đề này từ lúc xây dựng. Nên kiểm tra vấn đề chống thấm từ lúc công trình vẫn đang thi công, nếu xuất hiện thấm dột cũng sẽ dễ khắc phục hơn.
Ngoài ra quý gia chủ cũng nên lưu tâm đến các loại hóa chất chống thấm trong giai đoạn xây dựng vì nếu lỡ chọn một loại chống thấm không phù hợp với môi trường xung quanh ngôi nhà của Bạn thì Bạn cũng có thể thay đổi kịp thời.
2. Lựa chọn hóa chất chống thấm phù hợp với môi trường xung quanh căn nhà
Nhiều người lầm tưởng các loại hóa chất chống thấm đều giống nhau và đều sử dụng cho bất kỳ ngôi nhà nào cũng được. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi vùng khí hậu, thời tiết khác nhau sẽ dùng một loại chống thấm khác nhau.
Đó là chưa kể đến việc nếu ngôi nhà của Bạn nằm ở vị trí có nhiều nước xung quanh như sông, hồ, kênh, rạch thì hóa chất chống thấm cần dùng cũng phải khác so với ngôi nhà nằm ở vị trí thông thoáng. Đối với thời tiết Bình Dương quanh năm nắng nóng và mưa nhiều, các chủ nhà nên lưu ý chọn hóa chất chống thấm phù hợp.
3. Chống thấm mái nhà
Mái nhà là nơi tiếp xúc với các tác nhân thời tiết rất nhiều, một mái nhà tốt, bền đẹp thì sẽ bảo vệ được căn nhà của Bạn tránh được các biến động thời tiết tốt hơn. Việc chống thấm nên đặc biệt lưu tâm đến phần mái, vì phần mái thông thoáng, không có ứ động thì sẽ hạn chế việc chống thấm đến phần bên trong ngôi nhà.
Đa phần mái nhà được nghiên về một phía (một mái) hoặc hai phía (hai mái) giúp nước mưa dễ thoát, ngoài ra ở cuối phần mái thường sẽ có rãnh thoát nước (máng xối) giúp nước mưa thoát được dễ dàng và đúng ý hơn. Để tránh ứ đọng nước mưa thì chủ nhà nên vệ sinh, thông thoáng phần rãnh thoát nước thường xuyên.
Một lưu ý quan trọng để tránh bị thấm nhà là không để nước bị đọng, nước phải thoát ngay, khi nước thoát ngay và thoát hết cơ hội bị thấm sẽ là rất thấp. Kết hợp chống thấm bằng hóa chất thì chắc chắn sàn nhà của Bạn sẽ khó mà bị thấm được.
4. Lưu ý khi chống thấm sàn nhà
Sàn nhà là nơi tiếp xúc với nền đất trực tiếp nên rất dễ bị hơi ẩm từ đất hoặc nước ngầm xâm nhập gây ẩm, thấp ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền của ngôi nhà. Để chống thấm sàn, gia chủ cần lưu ý nền nhà trước khi lót gạch. Việc lựa chọn hóa chất chống thấm phù hợp và chuyên biệt cho nền nhà vẫn là việc làm hàng đầu để hạn chế hiện tượng thấm sàn sau này.
5. Chống thấm tường trong, ngoài
Từ trước đến nay nhiều gia chủ chỉ quan tâm đến việc chống thấm tường phía trong ngôi nhà mà quên đi rằng phần tường bên ngoài chính là nơi tiếp xúc trực tiếp với thời tiết như mưa, nắng quanh năm. Chính sự thờ ơ đó đã dẫn đến hiện tượng thấm tường không đáng có mặc cho gia chủ đã rất chăm chút chống thấm cho phần tường bên trong. Để hiệu quả chống thấm cao nhất, nên đồng thời chống thấm cho cả hai mặt tường.
Bên cạnh lựa chọn hóa chất chống thấm phù hợp thì ngày nay có rất nhiều loại sơn chống chịu tốt với thời tiết của Việt Nam, đặc biệt là mưa nhiều. Khi tiến hành sơn tường, ngoài việc chọn lựa màu sắc hợp ý thì gia chủ cũng nên chọn những loại sơn có chức năng chống thấm nữa nhé.
6. Chống thấm chân tường
Một điểm thấm dễ xuất hiện nhưng hay bị phớt lờ, thiếu quan tâm chính là chân tường.
Là nơi tiếp xúc với cả tường chính và nền nhà nên chân tường vô tình trở nên ẩm dễ thấm, ẩm nhất. Để khắc phục thấm chân tường thì bên cạnh việc dùng hóa chất chống thấm thích hợp thì cách ốp gạch chân tường được xem là phổ biến và thông dụng nhất hiện nay.
Việc ốp gạch chân tường không chỉ giúp chân tường chống thấm tốt hơn mà còn trông thẩm mỹ và vệ sinh dễ dàng hơn nữa.
7. Chống thấm những khu vực thường ẩm ướt
Nhà vệ sinh, phòng tắm, nơi giặt giũ, sàn nước,… những địa điểm quen thuộc hay tiếp xúc với nước nhiều nhất cũng là địa chỉ mà thấm, ẩm dễ xuất hiện nhất.
Với những khu vực này để hạn chế thấm, ẩm tốt nhất thì bên cạnh việc dùng hóa chất chống thấm chuyên dụng, việc ốp gạch bề mặt tiếp xúc với nước chính là phương pháp tối ưu và tiện lợi nhất, ốp gạch không những giúp hạn chế thấm, ẩm tối đa lại còn giúp việc vệ sinh dễ dàng hơn.
Trên đây là 7 lưu ý về chống thấm những khu vực thường xuyên ẩm, thấm mà đút kết được sau quá trình thi công xây dựng, sửa chữa hàng loạt căn nhà trên địa bàn Tỉnh Bình Dương. Rất mong những chia sẻ này sẽ giúp quý vị có được căn nhà hoàn hảo, như ý nhất!
Chúc quý vị thành công và sức khỏe!
Trả lời